Đau dạ dày có uống bia được không?
Mùa hè nóng nực, hay mùa đông giá lạnh thì bia vẫn là loại thức uống rất được ưa chuộng của hầu hết đàn ông Việt Nam. Bia có thể giúp họ giải khát, giao lưu gặp gỡ nhưng mặt khác lại có thể khiến những người bị đau dạ dày cảm thấy vô cùng khó chịu. Vậy nên đã có không ít người đặt ra câu hỏi đau dạ dày có uống bia được không?
Xem thêm: Đau dạ dày có nên ăn sung?
Những trường hợp không nên uống bia
+ Người bị viêm loét dạ dày
Bia thường gây no nhanh, khi vào cơ thể có thể gây chướng bụng, khiến bệnh nhân đau dạ dày càng đau thêm. Hơn nữa, do những người bị viêm loét dạ dày thường có nhiều axit trong dạ dày nên một khi bia vào cơ thể sẽ làm tăng axit trong dạ dày, gây đau bụng và loét nghiêm trọng hơn.
+ Người bị viêm gan
Trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ, chất cồn có trong bia sẽ phải trải qua quá trình lọc và chuyển hóa tại gan, những độc tố này sẽ tích tụ ở gan, khiến bệnh nặng hơn.
+ Người bị bệnh rối loạn mỡ máu
Uống bia nhiều sẽ làm cho tình trạng nhiễm mỡ máu nhanh chóng tăng lên, khi đó thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch, dẫn đến nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
+ Người đang bị sỏi tiết niệu
Những người đang bị sỏi tiết niệu không nên uống bia vì thành phần kali và muối khoáng có trong bia sẽ làm hạt sỏi to lên nhanh chóng.
+ Bệnh gout
Những người mắc bệnh gout thực sự không nên uống bia vì bia sẽ làm gia tăng nồng độ axit uric trong máu, khiến bệnh thêm nghiêm trọng hơn.
Lời khuyên với thắc mắc đau dạ dày có uống bia được không?
Đau dạ dày có uống bia được không? Câu trả lời của các bác sỹ là không nên bởi chất cồn trong bia sẽ làm tăng mức độ axit trong dạ dày và ức chế sự hình thành mảng nhày trong niêm mạc. Điều này sẽ khiến bệnh nhân đau dạ dày thêm trầm trọng và gây nên nhiều triệu chứng kèm theo khác như nôn mửa, tiêu chảy,…
Do đó, để đảm bảo sức khỏe của mình, tốt nhất hãy hạn chế tối đa rượu bia và nhiều chất kích thích khác.