Ốm nghén đau dạ dày
Trong quá trình mang thai, cơ thể của chị em sẽ có một số thay đổi nhất định, nhiều người cảm thấy thai kỳ này diễn ra hết sức khó khăn, nhất là khi có kèm triệu chứng đau dạ dày. Đau dạ dày là nguyên nhân có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai phụ. Vậy khi ốm nghén đau dạ dày phải làm sao?
Tham khảo nhiều kiến thức về sức khỏe bà bầu tại link web: http://intellitape.com/cam-nang-ba-bau/
Mang thai ốm nghén bị đau dạ dày thường gặp phải khó khăn gì?
Trong giai đoạn ốm nghén, chị em sẽ có cảm giác hết sức đau đớn ở dạ dày, nguyên nhân là do tình trạng nôn nhiều trong thời gian này. Chị em thường xuyên có cảm giác đau rát khi nôn và thậm chí có thể bị nôn ra máu. Khó tiêu, ợ hơi cũng là một trong những vấn đề rất nhiều chị em thường xuyên gặp phải. Tử cung dần to lên cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đau đớn ở dạ dày.
Giai đoạn ốm nghén đặc trưng với triệu chứng mệt mỏi kèm tình trạng rối loạn tiêu hóa do đau dạ dày sẽ khiến nhiều chị em thường xuyên có triệu chứng buồn bực, khó chịu, kém ăn, mất ngủ diễn ra thường xuyên. Tình trạng này kéo dài còn là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể suy nhược. Điều này có thể gây nên những ảnh hưởng không tốt đối với sự phát triển của thai nhi, hoàn toàn có thể dẫn đến tình trạng sinh non, chậm phát triển…
Khi ốm nghén đau dạ dày phải làm sao?
Chính vì những ảnh hưởng của căn bệnh đau dạ dày đối với thai phụ mà trong giai đoạn ốm nghén này chị em cần có những điều chỉnh hợp lý để hạn chế những ảnh hưởng của bệnh đối với sức khỏe và thai kỳ. Chị em nên thay đổi một chút trong chế độ dinh dưỡng của mình, cụ thể là:
- – Thay vì việc ăn nhiều và tập trung thành 2-3 bữa trong ngày thì bạn nên chia nhỏ khẩu phần ăn thành 3 bữa chính là 4-5 bữa phụ. Việc làm này nhằm tránh những áp lực lên dạ dày, hạn chế tình trạng đầy bụng, khó tiêu
- – Chị em cần có quá trình nghỉ ngơi sau bữa ăn, tuyệt đối không vận động mạnh rất dễ dẫn đến hiện tượng trào ngược thức ăn lên thực quản
- – Nên giữ tâm lý thoải mái, tránh tình trạng căng thẳng, stress kéo dài
- – Chị em nên ăn nhiều trứng, sữa, tinh bột…sẽ tốt cho dạ dày
- – Khi ăn nên ăn chậm, nhai kỹ
- – Chị em cần tuyệt đối tránh xa các chất kích thích, đồ uống có cồn như bia, rượu, đồ ăn cay nóng…rất dễ gây nên tình trạng co thắt ở dạ dày
Việc chú ý chăm sóc sức khỏe của người mẹ là hết sức cần thiết, nhất là trong giai đoạn này cơ thể của người mẹ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi. Kết hợp với căn bệnh đau dạ dày còn là một trong những vấn đề khó khăn hơn. Chính vì thế khi thấy mình có những dấu hiệu bất thường chị em tốt nhất nên tiến hành thăm khám.
Website: http://intellitape.com