Bệnh viêm bờ mi mắt ở trẻ em: biểu hiện, tác nhân và cách chữa
Bệnh viêm bờ mi mắt ở trẻ em khi không được chữa trị bệnh phát triển nặng có thể viêm kết mạc. Sau đây là thông tin liên quan đến bệnh viêm bờ mi mắt ở trẻ em và cách phòng tránh bệnh mà các bậc cha mẹ có thể tham khảo.
Tham khảo bài viết cách chữa nổi mề đay ở trẻ em an toàn tại: http://intellitape.com/cach-chua-noi-me-day-o-tre-em-an-toan/
Biểu hiện của bệnh viêm bờ mi mắt ở trẻ em
Khi bị viêm bờ mi mắt trẻ thường có các biểu hiện như sau:
+ Mắt khó thích ứng được với ánh sáng mạnh.
+ Do mí mắt bị kích ứng nên cảm thấy ngứa, sưng, đỏ, viêm nhiễm.
+ Trong con ngươi có cảm nóng, rát hay chảy nước mắt.
+ Lông mí mắt nhờn, lợn cợn như có vật gì đọng lại.
+ Lông mi có các vày gàu, ghèn ở trong góc mắt.
Bệnh viêm bờ mi mắt ở trẻ em hay người lớn đều chia làm 2 loại là viêm bờ mi mắt trên và viêm bờ mi mắt dưới.
Bạn đang đọc bài viết được chia sẻ trên: http://intellitape.com/suc-khoe-nguoi-viet/
Tác nhân gây viêm bờ mi mắt ở trẻ em
Tác nhân gây viêm bờ mi mắt ở trẻ em có rất nhiều, chúng có thể do các yếu tố sau đây:
– Viêm bờ mi mắt ở trẻ em xuất hiện là do tuyến bã nhờn ở lông mi mắt hoạt động nhiều, gây ứ đọng từ đó vi khuẩn có cơ hội để xâm nhập, phát triển làm mí mắt bị viêm.
– Bị bệnh viêm da tiết bã nhờn biểu hiện là da đầu, lông mi và lông mi có mảng da tróc.
– Nhiễm vi khuẩn.
– Trong mí mắt tuyến nhờn bị tắc hoặc bị tổn thương.
– Ngoài ra, nguyên nhân bệnh viêm bờ mi mắt ở trẻ em do dị ứng, bệnh rosacea, dị ứng với một số phấn mĩ phẩm.
Cách chữa viêm bờ mi mắt ở trẻ em
Các bậc phụ huynh muốn chữa viêm bờ mi mắt ở trẻ em tại nhà thì nên thực hiện theo cách sau hàng ngày:
+ Sử dụng một miếng gạc y tế vô trùng thấm vào nước ấm hoặc nước muối sinh lý sau đó đắp nhẹ lên vùng mí mắt bị viêm của trẻ. Gạc không còn ấm lại thay gạc khác và thực hiện như vậy khoảng 10 phút. Sau mỗi lần sử dụng hãy vứt đi và trẻ nên được sử dụng gạc y tế riêng. Thực hiện việc này là để loại bỏ vi khuẩn, tế bào chết của da để lại trên lông mi.
+ Massage theo hình vòng tròn quanh mí mắt của bé mỗi ngày để giảm sự sản sinh của vi khuẩn.
Chú ý: khi vệ sinh vùng mí mắt mẹ phải để mắt trẻ ngước lên với vùng viêm mí mắt dưới và nhìn xuống với mí mắt trên. Gạc, bông sử dụng cần được đảm bảo sạch sẽ và mỗi bên dùng một miếng gạc riêng nếu bé bị viêm bờ mí mắt cả hai.
Viêm bờ mi mắt ở trẻ em là bệnh không có tính nguy hiểm cao đối với sức khỏe nhưng lại gây khó chịu và có các tác động nhất định đến thị lực của mắt. Vì vậy, khi bệnh không có biểu hiện khỏi hoặc tác nhân gây ra bệnh là từ bệnh lý khác thì ba mẹ nên đưa trẻ đi khám ở bệnh viện chuyên khoa để chữa trị dứt điểm.
Tìm đọc thêm các thông tin hữu ích tại: http://intellitape.com/