Bệnh thủy đậu và cách điều trị an toàn tại nhà

Bệnh thủy đậu và cách điều trị an toàn tại nhà
Rate this post

Bệnh thủy đậu hay còn gọi là bệnh trái dạ, thông thường khi mắc bệnh này người bệnh phải cách ly và có thời gian điều trị lâu dài. Các triệu chứng bệnh thủy đậu ban đầu luôn tiềm ẩn nguy cơ để lại di chứng bệnh thủy đậu nguy hiểm có tác động rất lớn đến sức khỏe nữ giới, nam giới. Vì vậy, người thân cũng như bản thân người bệnh cần biết cách điều trị bệnh thủy đậu an toàn.

nguyên nhân gây bệnh thủy đậu

Bạn có thể tìm hiểu bài viết về người bị bệnh thủy đậu nên ăn gì và không nên ăn gì tại: http://intellitape.com/nguoi-bi-benh-thuy-dau-nen-an-gi-va-khong-nen-an-gi/

Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu

– Bệnh trái dạ do virus varicella zoster gây ra, thời gian ủ bệnh thủy đậu tức là thời gian virus này xâm nhập và tấn công vào cơ thể chúng ta là từ 10 đến 14 ngày sau đó người bệnh bắt đầu có triệu chứng bệnh thủy đậu. Bệnh trái dạ thường xảy ra theo dịch chủ yếu vào mùa xuân khi mọi sự vật đều dễ sinh sôi, phát triển.

– Vậy bệnh thủy đậu có lây không? Tất nhiên là có chính vì thế chúng mới được coi là dịch bệnh. Bệnh thủy đậu lây qua đường gì? Chủ yếu chúng đi qua đường hô hấp hoặc cư ngụ trong môi trường không khí người có đề kháng yếu rất dễ nhiễm bệnh chỉ cần đứng gần người bị bệnh thủy đậu khi họ ho. Hoặc tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị viêm loét của người bệnh và bệnh trái dạ có thể di truyền từ mẹ sang con nếu thai phụ đang có thai.

triệu chứng và biến chứng bệnh thủy đậu

Triệu chứng và biến chứng bệnh thủy đậu

+ Ban đầu các triệu chứng bệnh thủy đậu thường đem đến là đau nhức đầu, đau các cơ, sốt hoặc bệnh thủy đậu ở trẻ có thể đến bất ngờ.

+ Trên bề mặt da của người bị bệnh trái dạ dù là  bệnh thủy đậu ở người lớn hay là bệnh thủy đậu ở trẻ em thù đều có các nốt trong nhỏ, màu đỏ, dạng mụn bọc nước, bóng, mềm, dễ vỡ. Các nốt thủy đậu này phát ra ngoài cơ thể không cố định một chỗ có thể rải rác khắp nơi trên cơ thể cả vùng mặt. Con số ghi nhận trung bình các nốt thủy đậu ở người bệnh là 100 nốt cho đến 500.

+ Bệnh trái dạ là bệnh rất lành tính nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ để lại di chứng bệnh thủy đậu nặng nề như viêm mang não, viêm gan, nhiễm trùng nốt thủy đậu, nhiễm trùng huyết, xuất huyết, viêm phổi,  viêm mô tế bào,… Trong trường hợp hiếm có thể dẫn đến tử vong.

+ Đặc biệt, với biến chứng bệnh thủy đậu là viêm nào thì người bệnh có hiện tượng co giật, hôn mê sâu, vật vã,… khi dây thần kinh bị tác động lâu dài, mạnh sẽ có di chứng như điếc, chậm phát triển ở trẻ nhỏ, động kinh hoặc nếu là phụ nữ mang thai bị thủy đậu khi sinh con sẽ có dị tật.

cách điều trị bệnh thủy đậu ở nhà an toàn

Bạn đang tham khảo bài viết được đăng tải trên: http://intellitape.com/suc-khoe-nguoi-viet/

Cách điều trị bệnh thủy đậu tại nhà an toàn

Người bị bệnh cần được cách ly để không lây bệnh cho người khác, đối với bệnh thủy đậu ở trẻ thì ba mẹ nên cho bé ở nhà trong thời gian điều trị.

+ Theo dõi tình trạnh sốt của người bệnh.

+ Mặc quần áo rộng rãi, chất liệu thoáng mát, nhẹ, thấm hút mồ hôi.

+ Vùng da của người bị bệnh trái dạ luôn được sạch sẽ để tránh biến chứng nguy hiểm và nên rửa tay bằng xà phòng để tránh vi khuẩn.

+ Khi chăm sóc cho người bệnh nên đeo khẩu trang và phải rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc người bị thủy đậu.

bị bệnh thủy đậu nên bôi thuốc xanh

+ Dùng dung dịch xanh methylene bôi lên các nốt mục bọc nước. Lưu ý là không được làm vỡ các nốt phát ban thủy đậu vì dễ để lại sẹo.

+ Phòng nằm nghỉ phải thoáng khí, có ánh sáng ngoài trời, cách ly cho đến khi các mụn, bọc nước khô đóng vẩy hoàn toàn.

+ Khi tắm, thay quần áo thì dùng nước ấm, sạch.

+ Các đồ dùng vệ sinh cá nhân như khăn mặt, bát, đũa, gối, chăn, cốc,… phải sử dụng riêng, để riêng và luôn được vệ sinh sạch.

bị bệnh thủy đậu nên ăn đồ dễ tiêu hóa

+ Ăn thức ăn mềm, loãng, dễ tiêu hóa, bổ sung nhiều nước cũng như rau xanh, trái cây.

+ Nên vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý 2 lần mỗi ngày.

+ Đối với bệnh thủy đậu ở trẻ em các bé sẽ thấy ngứa mà vô thức gãi vì vậy cần cắt gọn móng tay hoặc đeo bao tay cho bé để tránh nhiễm trùng da nặng.

+ Khi người bệnh có biểu hiện sốt cao không giảm hãy xin lời khuyên từ bác sĩ về loại thuốc uống, liều lượng, thời gian.

Nguồn: http://intellitape.com/

Bình luận bài viết

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hỗ Trợ