Bà bầu ốm nghén khi nào?
Ốm nghén là một triệu chứng phổ biến, nó thường xảy ra trong giai đoạn chị em mang thai. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng ốm nghén có thể là do sự thay đổi nội tiết của chị em, sự nhạy cảm với sự thay đổi và phản ứng trước những biến đổi này. Vậy khoảng thời gian bà bầu ốm nghén khi nào?
Bài viết bạn nên xem:
Trên thực tế thì có đến khoảng 80% phụ nữ mang thai trải qua quá trình này, trong đó có khoảng 1-3% phụ nữ sẽ gặp phải chứng thai nghén nghiêm trọng. Vậy thời gian mà bà bầu ốm nghén là khi nào?
Bà bầu ốm nghén khi nào?
Các bác sĩ của Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội cho biết rằng, tình trạng thai phụ bị ốm nghén thường xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ, nó là triệu chứng phổ biến ở hầu hết những bà mẹ khi mang thai. Trong thời kỳ này khứu giác của chị em trở nên nhạy cảm với một số mùi nó khiến thai phụ cảm thấy khó chịu và buồn nôn, nôn ói.
Khi hết 3 tháng đầu thường là thời điểm chấm dứt nghén, khi ở trong khoảng từ tuần 12- 14 của thai kỳ, beta hCG không tăng cao là khi nghén giảm và mất hẳn. Tuy nhiên cũng có một số hiếm trường hợp, thai phụ nghén trong suốt thai kỳ. Nếu như sau thời gian này mà thai phụ vẫn nghén nhiều hoặc nghén nặng thì cần phải đi khám, trao đổi với bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.
Cách khắc phục tình trạng ốm nghén hiệu quả
- – Những chị em bị ốm nghén cần ăn nhiều bữa nhỏ (khoảng 5 – 6 bữa/ngày) hơn là 3 bữa chính. Chị em cần uống những thực phẩm có chứa gừng để có giảm được tình trạng nôn ói.
- – Chị em cần ăn những thực phẩm khô như bánh mì, bánh quy, uống nước trước và sau khi ăn ½ tiếng. Tuy nhiên chị em không nên không uống khi ăn, uống nhiều nước để có thể tránh tình trạng mất nước.
- – Chị em cần tránh thức ăn và mùi khiến làm gia tăng cảm giác buồn nôn, thực phẩm kích thích dạ dày như chất béo, đồ chiên, đồ có mùi khó chịu.
- – Chị em cũng cần tránh những nơi ấm, nóng do cảm giác nóng khiến cho chị em cảm thấy buồn nôn hơn). Bên cạnh đó chị em có thể hít hương chanh hay gừng, uống nhiều nước (dưa hấu, cà chua, nho,…) để có thể làm giảm cảm giác buồn nôn
Lời khuyên của bác sĩ
Thai phụ không nên chủ quan mà nên sớm đến những cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám, khắc phục kịp thời nếu gặp phải một số những trường hợp bị ốm nghén dưới đây:
- – Cảm thấy buồn nôn, nôn ói kéo dài và đặc biệt nghiêm trọng, nôn ói đến mức khiến cơ thể mất nước, bị giảm cân nhanh chóng.
- – Bị hạ huyết áp, chóng mặt, hoa mắt liên tục khi đứng lên ngồi xuống xuống, nhịp tim đập nhanh một cách bất thường.
- – Nước tiểu tối màu, hay không đi tiểu trong 8 giờ liền, có cảm giác đau bụng thường xuyên, hay sốt trên 38 độ C.
Hi vọng bài viết này đã giúp chị em nắm được rõ ràng hơn về tình trạng bà bầu ốm nghén khi nào, cũng như cách khắc phục tình trạng này hiệu quả. Từ đó giúp cho chị em có thể chăm sóc cho bản thân cũng như thai nhi được tốt hơn